logo
Bệnh viện đa khoa hà thành

Tất cả vì Người Bệnh thân yêu

Viêm Cầu Thận Cấp: Nguyên Nhân và Cách Phòng Ngừa

Viêm cầu thận cấp là một bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng lọc máu của thận. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như suy thận, tăng huyết áp và phù nề. Trong bài viết này, Bệnh viện Đa khoa Hà Thành sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa viêm cầu thận cấp.

Viêm cầu thận cấp là gì?

Viêm cầu thận cấp là tình trạng viêm đột ngột ở cầu thận, làm suy giảm chức năng lọc máu của thận. Khi cầu thận bị tổn thương, cơ thể không thể loại bỏ chất thải và dịch dư thừa, dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như tiểu máu, phù nề và tăng huyết áp.

Triệu chứng viêm cầu thận cấp tính

Triệu chứng của viêm cầu thận cấp tính ngoài tích độc và các chất thải bên trong cơ thể khiến người bệnh suy giảm sức khỏe, bệnh còn gây ra những dấu hiệu lâm sàng thông qua nước tiểu, tần suất đi tiểu và huyết áp.

Những triệu chứng viêm cầu thận cấp bao gồm: 

Biểu hiện qua nước tiểu:

  • Nước tiểu có màu nâu, có lẫn máu hoặc có bọt
  • Giảm tần suất đi tiểu

✅ Các triệu chứng toàn thân:

  • Sưng, phù nề ở mắt cá chân, bọng mắt
  • Chuột rút cơ bắp, mệt mỏi
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Tăng huyết áp

Nếu bạn gặp các triệu chứng trên, hãy liên hệ ngay tới hotline: 0912 626 969 của Bệnh viện Đa khoa Hà Thành để được các bác sĩ tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp tính

1. Nhiễm trùng

Nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp tính là vì các bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm họng hạt hay nhiễm trùng vi khuẩn liên cầu sẽ gây ra tự thay đổi bên trong hệ miễn dịch người. Từ đó, tăng cao khả năng bị viêm cầu thận cấp ở người.

Nguyên nhân có thể gây viêm cầu thận cấp tính bao gồm:

  • Viêm cầu thận hậu liên cầu
  • Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn
  • Nhiễm trùng do virus (bao gồm HIV)

2. Bệnh tự miễn

Một số bệnh tự miễn có khả năng mắc viêm cầu thận cấp bao gồm:

  • Bệnh lupus ban đỏ
  • Hội chứng goodpasture
  • Bệnh thận IgA hoặc berger

3. Viêm mạch máu

Viêm mạch máu có thể làm tổn thương thành mạch, thu hẹp hoặc làm sẹo mạch máu, dẫn đến viêm cầu thận. Một số bệnh viêm mạch máu liên quan gồm:

  • Viêm đa mạch
  • U hạt kèm viêm đa mạch

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm cầu thận cấp tính

1. Chế độ dinh dưỡng khoa học

Bệnh viêm cầu thận cấp có thể phòng ngừa bằng cách uống nhiều nước và áp dụng chế độ ăn ít muối. Việc ăn mặn và thiếu nước được biết là một trong những thói quen hàng đầu tăng cao nguy cơ bị các bệnh về thận, bao gồm viêm cầu thận cấp.

Theo đó, người bệnh cần lưu ý chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Hạn chế các thực phẩm quá mặn, nhiều muối
  • Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp
  • Uống đủ nước
  • Kiểm soát tốt lượng kali và protein trong chế độ ăn
  • Ăn nhiều các thực phẩm tốt cho thận như cá vược, súp lơ, nho đỏ, tỏi, kiều mạch,…

>>> Xem thêm: Bệnh thận nên ăn gì, kiêng gì?

2. Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Bạn có thể thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa bệnh viêm cầu thận cấp:

  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe tổng thể
  • Kiểm soát huyết áp, đặc biệt với người có tiền sử cao huyết áp
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý thận
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ
  • Quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh các bệnh lây nhiễm

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu tiểu máu, phù nề, buồn nôn hoặc tăng huyết áp, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa Hà Thành để được tư vấn và thăm khám kịp thời. Việc phát hiện sớm sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.

----------------------------------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ THÀNH

#ViêmCầuThậnCấp #SứcKhỏeThận #BệnhThận #PhòngNgừaBệnhThận #BệnhViệnHàThành #KhámThận #SuyThận #TriệuChứngViêmCầuThận #ĐiềuTrịViêmCầuThận #BảoVệSứcKhỏe

Xem thêm