logo
Bệnh viện đa khoa hà thành

Tất cả vì Người Bệnh thân yêu

Nội soi tiêu hóa những vấn đề cần biết


Nội soi tiêu hóa  thường được biết đến với thuật ngữ thông dụng là nội soi thực quản, dạ dày – tá tràng, là một phương pháp thăm khám trực tiếp hệ tiêu hóa gồm phần trên từ thực quản đến tá tràng
Nội soi tiêu hóa dưới qua đường hậu môn nhằm phát hiện các bệnh lý của đại tràng và vùng hậu môn, trực tràng như u đại tràng, viêm loét, polipe… của vùng này
Nội soi tiêu hóa có thể phát hiện được nhiều bệnh lý của thực quản, dạ dày, tá tràng như viêm, loét, ung thư, thoát vị cơ hoành… và một số bệnh lý cơ quan khác nhưng có biểu hiện liên quan đến thực quản, dạ dày và tá tràng như xơ gan, khối u đường mật, khối u đầu tụy…vv

Nội soi tiêu hóa diễn ra như thế nào?
- Trong quá trình nội soi, Bác sĩ sẽ luồn một ống nội soi mềm dài, có nguồn sáng, đường kính 07-1cm qua đường miệng trong nội soi dạ dày hoặc qu đường hậu môn trong nội soi đại tràng để khảo sát trong lòng ống tiêu hóa, từ đó có được chuẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp
                                            
Khi nào cần chỉ định nội soi tiêu hóa?
- Đau bụng vùng trên rốn, buồn nôn – nôn- ợ hơi, ợ chua, nóng rát sau xương ức, khó nuốt, nuốt nghẹn, ăn chậm tiêu
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Trào ngược dạ dày, thực quản
- Đầy bụng, nôn ra máu, rối loạn tiêu hóa, đại tiện phân đen, máu tươi
- Thiếu máu hoặc đi cầu ra máu không rõ nguyên nhân
- Các bệnh lý về hậu môn, trực tràng: Polyp đại trực tràng, khối U đại tràng, trĩ
                                            

Nội soi tiêu hóa có nguy hiểm không?
- Theo bác sĩ, đây là một thủ thuật an toàn rất ít tai biến.
- Do tính chất an toàn của thủ thuật, nội soi tiêu hóa được thực hiện cho bệnh nhân ngoại trú không cần nhập viện. Những vấn đề thường gặp là đau bụng  sau khi soi dạ dày, hoặc đau quặn bụng sau khi soi đại tràng
Trước, trong và sau khi nội soi, bệnh nhân đều được chăm sóc và kiểm tra chặt chẽ, chu đáo cho đến khi tỉnh hẳn

Một số lưu ý trước khi nội soi đường tiêu hóa
- Để thực hiện nội soi dạ dày người bệnh chuẩn bị rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần nhịn ăn trước khi soi ít nhất 6 giờ, có thể uống nước nhưng là nước lọc và lượng ít. Nội soi đại tràng cần sự chuẩn bị phức tạp hơn để lòng đại tràng sạch hết phân, khi nội soi bác sĩ sẽ có thể thấy rõ lòng đại tràng
- Bệnh nhân nên tránh ăn những thức ăn có nhiều chất xơ và rau trong vài ngày, trước khi nội soi. Bệnh nhân có thể ăn nhẹ vào buổi tối ( ít nhất 2 giờ trước khi uống thuốc)
- Uông thuốc làm sạch ruột vào khoảng từ 7 -9 giờ tối. Tốt nhất là nên để lạnh trước khi uống
- Dạ dày phải sạch, do vậy trong vòng tối thiểu 6 tiếng  trước khi soi không được ăn bất kể loại thức ăn gì, không uống các loại nước có màu và hạn chế uống nước
- Cần thông báo với bác sĩ nếu mắc các bệnh mạn tính về tim, phổi, tăng huyết áp hoặc có biểu hiện rối loạn tinh thần ( người nhà cần thông báo cho bác sĩ biết trong trường hợp này)
- Phải thông báo cho bác sĩ các loại thuốc dị ứng( nếu có) các loại thuốc đang sử dụng như thuốc điều trị bệnh về khớp, điều trị viêm thận, thuốc chống đông máu, điều trị tiểu đường, uống các loại thuốc có chế phẩm sắt.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TƯ NHÂN HÀ THÀNH

61 Vũ Thạnh(Hào Nam) - Ô Chợ Dừa - Q.Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: (04) 376 555 99  - Hotline : 0912 626 969
Email: info@benhvienhathanh.vn
Website: www.benhvienhathanh.vn